5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính của bạn

CPU là một linh kiện rất quan trọng trong bộ máy tính. Vì thế nếu bạn muốn chọn một CPU hợp lý thì cần phải am hiểu những thông số của chúng. Trong bài viết này An Phát Computer sẽ chia sẻ cho các bạn 5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thông số đó trong bài viết dưới đây nhé!

CPU là bộ vi xử lý được coi là bộ não của cả máy tính. Chúng có nhiệm vụ thực thi và xử lý, kiểm soát các hoạt động của những bộ phận trong máy tính.

Vì vậy mà máy tính sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu bộ vi xử lý (CPU). Vi xử lý càng mạnh thì sẽ càng xử lý được nhiều thông tin và sẽ khiến cho máy tính hoạt động càng nhanh và mượt mà hơn.

Tin liên quan:

1. Xung nhịp CPU


5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính của bạn

Xung nhịp CPU

Đây là yếu tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của CPU, là yếu tố tiên quyết trong khi lựa chọn CPU khi tính đến tốc độ xử lý. Và bạn có thể hiểu đơn giản là xung nhịp sẽ thể hiện số chu kỳ CPU thực hiện được mỗi giây.

Số xung nhịp càng lớn thì CPU sẽ càng thực hiện được nhiều chu kỳ hơn và tốc độ xử lý sẽ càng nhanh hơn. Xung nhịp sẽ được tính bằng Hz. Bạn có thể tự so sánh được nếu cùng dòng CPU mà bên nào có xung nhịp nhanh hơn thì tốc độ xử lý nhanh hơn và kết quả, khả năng làm việc sẽ tốt hơn.

Thường thì chỉ số xung nhịp của CPU sẽ từ xung cơ bản đến xung boost. Xung cơ bản sẽ thể hiện tần số CPU đang chạy và tính bằng gigahertz (GHz), nghĩa là 1 tỷ chu kỳ trên mỗi giây. Xung boost sẽ cho phép 1 lõi đơn có thể chạy được tối đa dựa vào công nghệ Intel Turbo Boost/AMD Turbo Core.

VD: Intel Core I5 9400F có chỉ số từ 2.9 - 4.1 GHz, nghĩa là:

Xung cơ bản 2.9 GHz: vi xử lý I5 9400F thực hiện được 2.9 tỷ phép tính trên mỗi giây trong một nhân. Xung boost 4.1 GHz: nghĩa là xung nhịp tối đa của một nhân mà bộ vi xử lý đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách chọn bộ vi xử lý cho máy tính cũ giá rẻ mà bạn chưa biết

2. Số nhân, số luồng


5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính của bạn

Số nhân, số luồng

Số nhân và luồng cũng có vai trò rất quan trọng trong tốc độ xử lý của CPU và là cũng nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn CPU.

Hiểu đơn giản là CPU nào có số nhân và luồng càng lớn thì khả năng xử lý đa nhiệm sẽ càng nhanh. Giống như việc bạn di chuyển trên đường có nhiều làn thì sẽ thông thoáng và có tốc độ di chuyển nhanh hơn.

Số luồng sẽ thể hiện số dữ liệu mà 1 nhân CPU có thể xử lý trong một thời điểm.

Ví dụ: Intel Core I7 2400 4 nhân 8 luồng có 4 nhân đã được tích hợp trên chip. Mỗi nhân có thể thực hiện được một việc cùng lúc.

3. Socket - Ổ cắm CPU


5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính của bạn

Socket - Ổ cắm CPU

Đây là thông số của CPU chỉ loại khe cắm và đây chính là đặc tính để có thể xét về sự tương thích, dùng để cung cấp những kết nối cơ và điện giữa bộ vi xử lý và bo mạch chủ. Chỉ có mainboard nào hỗ trợ được cùng loại ổ cắm thì bộ vi xử lý đó mới có thể gắn được.

Ổ cắm CPU sẽ cho phép thay thế CPU mà không cần phải hàn chặt vào bo mạch chủ.

4. Bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm CPU chính là bộ nhớ nhanh nằm trên bộ vi xử lý và là nơi lưu trữ những dữ liệu để chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó chính là làm tăng tốc độ xử lý của chip. Bộ nhớ đệm cao chính là tiêu chí cần phải xem xét trong khi chọn CPU.

>>> Top những bộ cây máy tính văn phòng có bộ vi xử lý CPU i5 giá rẻ tại máy tính An Phát

5. Mức tiêu thụ điện năng (TDP)


5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính của bạn

 Mức tiêu thụ điện năng (TDP)

Đây chính là thông số CPU mà bạn cần phải biết nếu muốn xây dựng dàn máy tính cho riêng mình. TDP là thông số thể hiện lượng nhiệt tối đa đã được tạo ra bởi CPU.

Mỗi chip sẽ có mức tiêu thụ điện khác nhau. Bạn cần phải tính toán mức tiêu thụ điện năng hợp lý và chọn CPU, nguồn điện phù hợp cho máy tính để nâng cấp phần cứng sau này.

>>> Tham khảo: danh mục laptop cũ cấu hình cao giá rẻ tại An Phát Computer

6. Những thông số khác


5 thông số quan trọng khi chọn CPU cho máy tính của bạn

Những thông số khác

Ngoài 5 thông số CPU ở trên thì bạn cũng nên biết về những thông số phụ để có thể chọn được CPU ưng ý nhất như:

  • Dạng bộ nhớ gồm Bus Ram hỗ trợ và kiểu bộ nhớ (DDR4). Nếu thông số bus trên Ram nhỏ hơn hay bằng bus Ram hỗ trợ của CPU nghĩa là máy chạy ổn định. Bus Ram cũng có thể cao hơn bus Ram hỗ trợ nhưng điều này cũng sẽ gây lãng phí.
  • Bus speed chính là tốc độ xử lý dữ liệu, được tính bằng lượng đơn vị truyền tải mỗi giây, đơn vị là GT/s

Có những CPU có đồ họa tích hợp đi kèm như Intel UHD/Iris hay AMD APU. Nếu bạn muốn tìm dòng máy Workstation hay máy tính đồng bộ, thì cách chọn CPU có thể là thứ mà bạn đang tìm kiếm nhờ vào tính thuận tiện và hiệu quả khi thực hiện những công việc văn phòng đơn giản:

  • Xung nhịp card đồ hoạ cơ bản sẽ cho biết về tốc độ xử lý của card tích hợp khi đang ở trạng thái bình thường.
  • Xung nhịp card đồ hoạ tối đa sẽ cho biết tốc độ xử lý của card tích hợp khi ở trạng thái ép xung.
  • Tiến trình chính là công nghệ để chế tạo chất bán dẫn và sản xuất vi xử lý, được đo bằng nanomet (nm). Cơ bản thì CPU sẽ được cấu thành từ những bóng bán dẫn và tiến trình về miêu tả kích thước của 1 bóng bán dẫn.
  • Hỗ trợ 64-Bit: Những CPU hỗ trợ 64-Bit sẽ có tốc độ tính toán, xử lý dữ liệu, thời gian phản hồi nhanh hơn những CPU 32-bit nhờ vào độ dài thanh ghi lớn hơn.
  • Siêu phân luồng: công nghệ này sẽ cho phép 2 luồng xử lý song song cùng thời điểm trên một nhân và cho thời gian hoàn thành công việc nhanh hơn.
  • Cấu trúc 2 kênh sẽ cho phép bạn cắm 2 thanh Ram cùng bus dữ liệu để có thể tăng gấp đôi băng thông bộ nhớ.
  • Công nghệ ảo hóa: bạn có thể hiểu đơn giản là công nghệ này sẽ cho phép máy tính của bạn chạy được nhiều hệ điều hành khác nhau và những phần mềm giả lập. Mỗi hệ điều hành sẽ có thể chạy trên 1 máy ảo.
  • Phiên bản PCIe và số khe PCIe tối đa: PCIe là dạng giao diện bus hệ thống/card mở rộng của máy tính. Nó là giao diện nhanh hơn nhiều và đã được thiết kế để có thể thay thế giao diện PCI, PCI-X và AGP chuyên dùng cho những card mở rộng và đồ họa.

Trên đây là 5 thông số CPU quan trọng mà bạn nên biết khi lựa chọn vi xử lý phù hợp cho máy tính của mình. Mỗi thông số trên đều rất quan trọng để bạn có thể chọn được một CPU thích hợp và chất lượng. Hy vọng với những chia sẻ của máy tính An Phát thì bạn có thể chọn được một CPU phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn nhất.
 
Tin tức liên quan
Thiết kế và phát triển website bởi kenhdichvu.vn